Trẻ hay ra mồ hôi trộm là một tình trạng phổ biến hiện nay. Dù thời tiết không nóng bức hay trẻ không vận động nhiều, cơ thể vẫn bị đổ nhiều mồ hôi. Đặc biệt là vào ban đêm. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ.
Vậy cùng Bimunica tìm hiểu xem có những cách gì để trị mồ hôi trộm ở trẻ, mẹ nhé?
1. Cách không dùng thuốc
Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát; tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn hoặc đội nón, đeo bao tay bao chân cho bé khi ngủ (sẽ tạo ra sự nóng bức ngột ngạt) để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.
Nếu phòng ngủ có trang bị máy lạnh, thực ra không có mức nhiệt độ chính xác nào là phù hợp cho mọi trẻ, miễn sao ở mức nhiệt độ đó đầu và cổ bé không đổ mồ hôi, lồng ngực ấm là được.
2. Cách dùng thuốc
Trẻ bị thiếu vitamin D thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Trẻ em dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ còi xương, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, …là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Do đó, Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phải bổ sung vitamin D 400UI/ngày cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi và có thể lâu hơn trên những đối tượng nguy cơ.
Khi phát hiện trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường, kèm theo những biểu hiện bệnh lý như sốt, ho kéo dài, khó thở, ngáy to, chậm tăng cân, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… ba mẹ nên cho bé gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Hiện nay, nhiều ba mẹ đã lựa chọn dịch vụ đặt lịch khám online để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên hơn.